Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô

Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô

Hà Nội có nhiều điểm du lịch mang nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Trong đó, phải kể đến chùa Một Cột mang một kiến trúc độc đáo và có giá trị lịch sử lâu đời. Hãy cùng kinh nghiệm du lịch chùa Một Cột tìm hiểu thêm về ngôi chùa này và biết thêm thông tin giờ mở cửa để có những  trải nghiệm thú vị về Chùa Một Cột.

Mục Lục

Vài nét giới thiệu về ngôi chùa Một Cột

Chùa Một Cột có rất nhiều tên gọi, ban đầu được gọi là Liên Hoa Đài sau này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nữa như chùa Diên Hựu( mang ý nghĩa phúc lành dài lâu) hay chùa Mật. Chùa Một Cột được xây dựng từ thời nhà Lý và được trùng tu qua nhiều thời kỳ cho đến ngày nay.

Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Ông đã mơ thấy phật Bà Quan Âm  Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy ông đã kể lại cho quần thần cùng nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên ông  xây dựng chùa. 

du lịch chùa Một Cột – Ngôi chùa được xây dựng giống như trong mộng của ông, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên một cột như đã thấy trong mộng. Sau này, chùa Một Cột được gìn giữ và trùng tu nhiều lần qua các đời vua. 

Đến năm 1954 ngôi chùa bị phá hủy bởi chiến tranh và được bộ văn hóa Việt Nam dân chủ cộng hòa trùng tu lại theo kiến trúc cũ và đến năm 1955 được sửa lại như kiến trúc ngày nay.

Ngày nay, chùa Một Cột không chỉ là điểm đến tâm linh mang văn hóa đặc trưng của người Hà Nội mà còn là điểm đến tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách từ mọi miền trên tổ quốc khi có dịp đến thủ đô.

Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô

Giờ mở cửa, giá vé khi thăm quan

Chùa Một Cột mở cửa từ lúc 7h sáng đến 18h chiều các ngày trong tuần. Chùa mở cửa miễn phí đối với công dân Việt Nam. Còn đối với du khách nước ngoài thì vé vào cổng là 25.000đ/vé/lượt. Chùa Một cột nằm cạnh khu di tích Phủ Chủ Tịch – lăng Bác Hồ, thuộc phố chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội, bên phải lăng Bác, đằng sau phố Ông Ích Khiêm.

  Du Lịch Hà Nội Ăn Gì Và Ở Đâu Review Đầy Đủ

Cách di chuyển đến chùa Một Cột

Chùa Một Cột là một nét đẹp văn hóa mang biểu tượng cho thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mỗi khi nhắc đến Hà Nội là người ta liên tưởng đến ngay ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được đặt trên một cột trụ duy nhất. Chùa nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội nên việc di chuyển cũng rất thuận tiện và có nhiều phương tiện để di chuyển đến đó.

Đi xe bus

Có rất nhiều tuyến xe bus chạy qua hoặc gần chùa Một Cột. Bạn có thể bắt các tuyến xe 09A, 09ACT, 18 xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào chùa.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Đối với phương tiện cá nhân bạn có thể dễ dàng di chuyển. Bạn có thể di chuyển theo các hướng sau.

  • Tuyến đường 1:  Văn Cao – Thụy Khuê – Hùng Vương
  • Tuyến đường 2: Tôn Đức Thắng – Chu Văn An – Điện Biên Phủ
  • tuyến đường 3: Giảng Võ – Nguyễn Thái Học – Hùng Vương

Đi taxi và grab

Đây là 2 phương tiện nhanh gọn, thuận tiện và được đưa bạn đến tận nơi. Bạn không phải lo tìm chỗ gửi xe. Ngồi sau anh grab tha hồ ngắm cảnh đường phố Hà Nội tấp nập xe cộ, phố phường nhộn nhịp.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Chi Tiết Từ A – Z

Một số lưu ý khi thăm quan chùa Một Cột

  • du lịch chùa Một Cột có quy định giờ mở cửa nên khi đi thăm quan du khách lưu ý để sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
  • Những nơi có biển cấm vào, du khách cũng nên tuân thủ chấp hành.
  • Đi lại nhẹ nhàng tránh va chạm, làm mất đi vẻ tôn nghiêm, các nét đẹp văn hóa của di tích lịch sử ngàn năm văn hiến.

Hướng dẫn thăm quan chùa Một Cột

Hướng dẫn thăm quan chùa Một Cột
Hướng dẫn thăm quan chùa Một Cột

Chùa Một Cột là địa điểm tham quan  nổi tiếng của người dân thủ đô, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước về vãng cảnh chùa. Chùa nằm trong khuôn viên xanh mát, có hồ nước hình vuông, có kiến trúc độc nhất vô nhị trong thiết kế đình chùa từ xưa đến nay. Tất cả tạo nên khung cảnh trang nghiêm, tĩnh lặng.  Sau đây là một số địa điểm khi đi thăm quan chùa Một Cột.

  Nên Đi Du Lịch Hà Nội Vào Tháng Mấy Là Thích Hợp Nhất?

Ấn tượng kiến trúc chùa Một Cột

Ngay khi bước chân vào cổng, du khách đã thấy không gian trong chùa thoáng đãng, yên bình, đi dọc hành lang dưới tán cây xanh mát đưa dẫn lối vào ngôi chùa Một Cột. 

Chùa Một Cột được thiết kế hình vuông, mỗi chiều 3m, dựng trên một cột đá hình trụ cao 4m chưa bao gồm phần chìm dưới mặt nước. Cột trụ có đường kính là 1.2m, gồm 2 trụ đá rất chắc chắn và được gắn với nhau rất tinh xảo giống như một khối đá liền. 

Trên phần thân trụ có 8 cánh gỗ vươn ra gắn liền với với mộng của tám cột chùa bao gồm bốn cột lớn và bốn cột phụ, tạo nên một kiến trúc gần giống bông hoa sen đang nở trên mặt nước.

Chùa Một Cột có 4 mái, bốn đầu đao cong, trên mái có đắp lưỡng long chầu nguyệt, mang biểu tượng sức mạnh thần thánh và mang giá trị nhân văn cao phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Tham khảo: Kinh Nghiệm Du Lịch Ao Vua – Ba Vì Chi Tiết, Đầy Đủ

 Bậc thang dẫn lối lên chính điện chùa Một Cột

Để lên được chính điện du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1.4m. Các bậc thang được xây dựng từ thời nhà Lý nên vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm nền gạch đỏ cổ xưa. 

Hai hàng tường gạch hai bên còn gắn bia đá từ đời Cảnh Trị thứ 3 dưới thời vua Lê Huyền Tông do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi, giới thiệu về lịch sử của chùa.

Thăm quan bên trong chùa Một Cột

Bên trong chùa, ngay chính điện, nơi cao nhất được đặt tượng Phật Bà Quan Âm sơn vàng, tọa lạc trên bông sen bằng gỗ được sơn son thiếp vàng. Phía trên tượng phật là bức hoành phi “Liên hoa đài”, hai bên được bài trí lư đồng, bình hoa, ngũ quả…. hài hòa, trang nhã, toát lên vẻ đẹp tôn nghiêm, thanh tịnh. 

Thăm quan cây bồ đề trong sân chùa Một Cột

Trong khuôn viên chùa Một Cột có cây bồ đề được tổng thống Ấn Độ tặng trong dịp ghé thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Cây tỏa bóng cao lớn làm xanh mát cho không gian chùa.

  Mặc Gì Khi Đi Du Lịch Hà Nội Để Tự Tin Xuống Phố

Bên dưới gốc cây có hàng chữ ghi trên bia đá  “Cây bồ đề này nguyên gốc ở cây bồ đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2 năm 1958, Tổng thống Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm Ấn Độ”. 

Cây bồ đề là cây mang biểu tượng trong phật giáo và là nơi Thích Ca tu thành chính quả dưới gốc cây bồ đề.Vì thế, đây là món quà vô cùng ý nghĩa của tổng thống Ấn Độ dành tặng cho nhân dân Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: https://phucuongtourist.com/kinh-nghiem-du-lich-ba-vi-chi-tiet-nhat/

Ăn gì khi đi du lịch chùa Một Cột 

Chùa Một Cột là địa điểm đến tâm linh nổi tiếng nằm trong lòng Hà Nội và là niềm tự hào của người dân thủ đô nói chung và của toàn dân tộc nói riêng. Đến đây, du khách không chỉ được vãng cảnh chùa thắp một nén nhang cầu may mắn, sức khỏe mà còn được thưởng thức những món ăn mang đậm đà Hà Nội.

Xung quanh khu di tích có rất nhiều địa điểm ăn uống. Du khách có thể khám phá và thưởng thức ẩm thực chợ đêm phố đi bộ. Các nhà hàng trên đường Lê Hồng Phong, Cao Bá Quát…. 

Ngoài ra những gánh hàng rong hay những quán ăn vỉa hè cùng vô số đồ ăn ngon từ đồ mặn cho đến kem, bánh ngọt, chỉ còn chờ cái bụng đói để thu nạp tất chúng. Sau đây là những món ăn đặc sản mang ẩm thực Hà Nội bạn không nên bỏ qua.

  • Bún chả là món ăn đặc sản phố cổ Hà nội 
  • Bún thang – món ngon phố cổ Hà Nội về đêm
  • Phở gà chấm – món ăn độc đáo phố cổ Hà Nội
  • Bánh cuốn
  • Chả cá Lã Vọng
  • Mỳ Vằn thắn, nước trộn
  • Phở bò

Bạn đã bỏ túi  kinh nghiệm du lịch chùa Một Cột này rồi chứ! còn chần chờ gì nữa, hãy đến thăm quan chùa vào một ngày đẹp trời để có những trải nghiệm cho riêng mình nhé. https://phucuongtourist.com/ Chúc bạn có chuyến đi thăm quan chùa Một Cột thật thú vị.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*