Di tích lịch sử đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú

Cập nhật 2021: Đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình được xây dựng khi những ngư dân người Việt khai hoang mở cõi vùng đất Thới Bình, để tồn tại trong điều kiện thiên nhiên hoang dại, họ rất tin tưởng vào thần linh, tổ tiên và đền thờ Vua Hùng được xây dựng đơn sơ bằng những vật liệu như gỗ, lá dừa nước.

Thông tin di tích lịch sử đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú

Vị trí: tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Di tích lịch sử đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú cách thành phố Cà Mau khoảng 30km về hướng Bắc, nằm trên quốc lộ 63. Du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô.

Giới thiệu tổng quan di tích lịch sử đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú

Di tích lịch sử đền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú được xây dựng cách đây trên 150 năm.

Lúc đầu, đền thờ Vua Hùng được xây dựng bằng cây lá, rất đơn sơ. Người dân địa phường thường gọi là “Miếu Ông Vua”.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ngôi đền nhiều lần bị bom đạn tàn phá. Có lúc, ngôi đền phải di dời chỗ này, chỗ khác để yên ổn tổ chức lễ giỗ cũng như tránh sự tàn phá của chiến tranh.

Đến năm 2006, đền thờ Vua Hùng được xây dựng bằng bê tông, cốt thép, mặt tiền hướng ra quốc lộ 63, có cổng, có sân rộng, thuận tiện cho việc tổ chức các buổi lễ tại đền.

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể, mặt trận và nhân dân trong vùng cùng tề tựu về đây tổ chức giỗ tổ Vua Hùng.

Đền thờ Vua Hùng là nơi tưởng nhớ cội nguồn, tổ tiên dân tộc, đồng thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của những bậc tiền hiền.

Từ năm 2000, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành quốc lễ và được nghỉ 1 ngày. Đó là ngày mà người dân Việt Nam thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”.

Ngày 05/4/2011, đền thờ Vua Hùng được UBND tỉnh Cà Mau công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Một số hình ảnh

Yến Nhi

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*