Điểm tham quan Nhà công tử Bạc Liêu

Cập nhật 2021: Nhà công tử Bạc Liêu là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Bạc Liêu lưu giữ nét văn hóa thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Đồng thời, đây cũng là chứng vật sống cho truyền kỳ về vị công tử ăn chơi khét tiếng ngày xưa.

Thông tin điểm tham quan Nhà công tử Bạc Liêu

  • Địa chỉ: Nhà của công tử Bạc Liêu nằm ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu, tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu.
  • Giờ mở cửa: từ 9h00 đến 18h00
  • Số điện thoại: 0291 3953 304

Chỉ cách Cà Màu khoảng 60 km và cách Cần Thơ 105 km, do đó, du khách từ TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay đến Cà Mau hoặc Cần Thơ, sau đó từ sân bay di chuyển đến Bạc Liêu bằng các tuyến xe khách.

Giới thiệu tổng quan Nhà công tử Bạc Liêu

Nhà công tử Bạc Liêu được thiết kế bởi 1 kiến trúc sư người Pháp và khởi công xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 bởi ông Trần Trinh Trạch, là cha của công tử Bạc Liêu. Lúc bấy giờ, đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh.

Tổng thể khu nhà gồm 1 tầng trệt và 1 tầng lầu.

  • Tầng trệt gồm: 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu.
  • Tầng trên lầu gồm: 3 phòng ngủ và hai đại sảnh, với đường nét thiết kế tỉ mỉ.

Kiến trúc ngôi nhà được sơn với màu chủ đạo là màu trắng vô cùng sang trọng và lộng lẫy kết hợp với những đèn màu vàng lung linh tạo một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Trên mỗi cây cột cũng được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Vật liệu chủ yếu được sử dụng là thép đúc, đá cẩm thạch dùng để lát nền, gạch cùng nhiều khung sắt trang trí tạo thành một tổng thể kiến hoàn hảo.

Tiểu sử của Công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu có tên thật là Trần Trinh Huy, tên thường gọi là Ba Huy. Ông là người con thứ 3 của bá hộ Trạch. Là con của phú hộ giàu nhất lục tỉnh nên ông còn được các tá điền gọi là ông Hội đồng Ba.

Ngoài ra, ông còn được gọi với cái tên “Hắc công tử” vì ông có nước da ngâm đen và phân biệt cùng 1 vị công tử ăn chơi khét tiếng khác là Bạch Công Tử. Tuy nhiên, với những thú vui xa xỉ nên người đời đã lưu truyền ông với cái tên “công tử Bạc Liêu”.

Theo mô tả của người xưa, công tử Bạc Liêu cao 1m7, thân hình vừa phải, mày rậm, mặt bầu, da ngâm đen.

Công tử Bạc Liêu vốn sinh ra trong gia đình giàu có nên sớm đã nổi tiếng với thú vui ăn chơi xa xỉ, hoang phí. Tuy nhiên, Ông là một người rất giỏi và điềm đạm. Ông làm ra được tiền và rất biết cách đối nhân xử thế, thường hay xóa nợ cho những người nghèo; hoặc giúp đỡ những người gặp khó khăn

Công tử Bạc Liêu nổi tiếng là hứa gì làm đó. Ông hứa giảm tô nông dân, không hợp tác với người Pháp hay viện trợ tiền cách mạng, ông đều làm được.

Công tử Bạc Liêu được cha cho sang Pháp du học. Trong ba năm ăn học, Ông chỉ thích học láy máy bay, học nhảy, học láy xe hơi. Ông còn có một người vợ cùng một đứa con lai bên trời Tây. Mở đầu cho hành trình đào hoa nhiều vợ và con của Công tử Bạc Liêu.

Sau khi du học về nước, Ông bắt đầu hành trình ăn chơi khét tiếng Nam kỳ lúc bấy giờ với những thú vui tốn kém. Ông là người Việt đầu tiên sở hữu máy bay riêng. Để tỏ sự sành sỏi ăn chơi của Công tử Bạc Liêu, người ta có câu truyền lưu là “Vua Bảo Đại có thứ gì thì Công tử Bạc Liêu sẽ có thứ đó, nhưng những gì công tử Bạc Liêu có thì chưa chắc vua Bảo Đại đã có”.

Ước tính tài sản của Công tử Bạc Liêu lên đến hơn 5 tấn vàng. Ông sở hữu đến 200.000 hecta ruộng lúa phì nhiêu ở Bạc Liêu và các vùng lân cận. Chưa tính các sở hữu ruộng muối, các căn nhà phố mặt tiền và nhiều tài sản cá nhân khác.

Năm 1960, chính quyền tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất nê đa phần các vị bá hộ đều bị tước đoạt ruộng đất, với gia sản đa phần là đi từ nông nghiệp, gia tộc Trần Trinh cũng trở nên điêu đứng.

Cùng với việc tiêu xài quen phí đã thành quen, gia tài của Công tử Bạc Liêu dần trở nên hau hụt nhanh chóng. Và đỉnh điểm là năm 1975, gia sản chỉ còn lại vài căn nhà phố ở Sài Gòn. Đa phần các con đều bán đi và ra nước ngoài sinh sống.

Ngày nay, Khi nhắc đến công tử Bạc Liêu là nhắc đến giai thoại: “Đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu“. Vâng, giàu và ngông cuồng đó chính là hắc công tử Bạc Liêu. Nhưng nhờ đó đã để lại “di sản lạ” điểm tham quan nhà Công Tử Bạc Liêu, du khách thập phương hiếu kỳ muốn tìm hiểu xem hồi xưa “giàu” như thế nào? Để thu hút thêm du khách, sở du lịch Bạc Liêu mở rộng quy mô nhà hàng, và cho thuê phòng khách sạn công tử Bạc Liêu, việc này giúp cho ước muốn của du khách trở thành công tử Bạc Liêu dễ dàng hơn, nhưng Bạn có muốn như vậy không?

Một số hình ảnh

Yến Nhi

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*