Điểm tham quan Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu

Cập nhật 2021: Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu là một biểu tượng văn hoá của tỉnh Bạc Liêu. Đây không chỉ là nơi vui chơi, tham quan của người dân trong và ngoài tỉnh, mà còn là nơi tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh.

Thông tin điểm tham quan Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu

Địa chỉ: nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, khóm 7, phường 1, thành phố Bạc Liêu.

Quảng trường Hùng Vương nằm trong nội ô thành phố Bạc Liêu trên đường Nguyễn Tất Thành nên du khách ở xa đến sẽ rất dễ tìm.

Giới thiệu tổng quan điểm tham quan Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu

Quảng trường Hùng Vương được xây dựng từ năm 2013 và bắt đầu hoạt động từ năm 2014.

Diện tích xây dựng: hơn 85.000 m2, trong đó phần mặt sân có diện tích hơn 40.000 m2.

Toàn bộ phần gạch sân được lát bằng đá tự nhiên màu xám nhạt xen kẽ xám đậm. Khu vực quảng trường xây dựng các công trình mang biểu tượng nghệ thuật được bố trí một cách hài hoà thành một quần thể có tính thẩm mỹ cao và độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị thành phố Bạc Liêu.

Các công ty kiến trúc nghệ thuật gồm:

  • Biểu tượng cây đờn kìm: được đặt trên đoá hoá sen nằm giữa quảng trường thể hiện cho sự trường tồn và phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Đây là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu.
  • Nhà hát 3 nón lá (nhà hát Cao Văn Lầu): nằm trong khuôn viên quảng trường, đây cũng là trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ thuật.
  • Biểu tượng 3 dân tộc: được thiết kế là 3 khối tượng cao gần 10 mét đứng cạnh nhau, tượng trưng cho dân tộc Kinh, Hoa, Khmer đã và đang sinh sống tại mảnh đất Bạc Liêu.

Ngoài ra, quảng trường Hùng Vương còn có các công trình lịch sử mang tính nghệ thuật và biểu tượng là các tượng đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Bạc Liêu nhằm thể hiện lòng biết ơn và phát huy truyền thống yêu nước của người đi trước.

Quảng trường Hùng Vương là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu và cũng là quảng trường đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long. Du khách đến tham quan được trải nghiệm đầy đủ về nét đẹp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nơi đây.

Một số hình ảnh


Nhà hát 3 nón lá

Khu vực sân quảng trường

Biểu tượng cây đờn kìm


Biểu tượng 3 dân tộc


Toàn cảnh quảng trường

Yến Nhi

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*