Mục Lục
Thành phố Cà Mau là nơi giao lưu trung tâm của tỉnh Cà Mau. Trong lòng thành phố có nhiều di tích, thắng cảnh đẹp, và nhiều món ăn đặc sản sản địa phương.
Vị trí, diện tích, dân số, đời sống
- Vị trí: Với vị trí nằm trên trục quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Năm Căn, quốc lộ 63 đi Rạch Giá; có các sông Gành Hào, Quản Lộ – Phụng Hiệp, kênh Cà Mau – Bạc Liêu chảy qua, lại tiếp giáp với hầu hết các huyện của tỉnh; có sân bay Cà Mau, đồng thời là đầu mối các tuyến du lịch, nên thành phố Cà Mau có điều kiện rất thuận lợi giao lưu bằng cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không với các đô thị, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Diện tích và dân số: Theo thống kê năm 2019, thành phố có diện tích 249,29 km², dân số là 226.372 người, mật độ dân số đạt 908 người/km². Thành phố cách thủ đô Hà Nội 2.017 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 305 km về phía nam và cách thành phố Cần Thơ 149 km về phía nam.
- Đời sống: Thành phố Cà Mau là nơi hội tụ của cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer và số ít dân tộc ít người sinh sống với những nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nhiều lĩnh vực. Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố: Thành phố Cà Mau, Các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thái Bình, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh trong đó có 82 xã, 10 phường, 9 thị trấn.
Lịch sử và nguồn gốc tên gọi
Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, Đông giáp tỉnh Bạc Liêu; Tây giáp huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời; Nam giáp huyện Đầm Dơi; Bắc giáp huyện Thới Bình. Thời Việt Nam Cộng Hoà, đây là quận Quảng Long, tỉnh lỵ của tỉnh An Xuyên. Sau năm 1976, đây là thị xã Cà Mau, tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải.
Năm 1996, thị xã Cà Mau là tỉnh lỵ tỉnh Cà Mau.
Năm 1999, thị xã Cà Mau được nâng lên thành thành phố Cà Mau.
Đặc sản món ăn
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có rừng, có biển, sông, ao, đìa là điều kiện sống lý tưởng của nhiều loại động thực vật nước mặn, nước ngọt và nước lợ, có cả những loài sống trên trời, dưới đất và dưới nước, như: cá lóc, cá trê, cá rô, cá dứa, cá nâu, cá kèo, tôm, cua, ghẹ, sò huyết, hàu, nghêu, vọp, rùa, rắn, le le, dơi, chim, chuột…và thậm chí người ta còn ăn cả một số loài côn trùng như: đuông chà là, nhộng ong, dế, sâm đất…Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành thức ăn ngon.
Đến với Cà Mau du khách không nên bỏ qua những đặc sản sau:
– Cua Cà Mau
– Cua đá rang muối
– Cá thòi lòi
– Ốc len xào dừa
– Sò huyết nướng mọi
– Vọp nướng chấm muối tiêu chanh
– Tôm tít
– Tôm nướng muối ớt
– Hào nướng mỡ hành
– Cá khoai
– Nghêu khai long
– Cá lóc nướng chui
– Cá nâu kho trái giác
– Lẩu mắm U Minh
– Gỏi ong non
– Cá kèo nướng muối ớt
– Cá rô chiên xù
– Mắm ba khía Rạch Gốc
– Rắn ri
– Lươn Cà Mau
– Bánh tầm gà cay
– Bún nước lèo
– Mắm tép Cà Mau
– Dưa bồn bồn
– Đọt choại
Điểm tham quan du lịch TP Cà Mau
Đến với Thành phố Cà Mau du khách sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp nên thơ và trữ tình, bình yên và mộc mạc với những địa điểm du lịch thú vị:
– Khu Vườn Chim Cà Mau: Phường 1, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
– Khu Du Lịch Sinh Thái Thư Duy Cà Mau: 323 Lý Thường Kiệt, Khóm 9, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
– Khu Du Lịch Sinh Thái Quốc Tế Cà Mau: Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 8km, xuôi về hướng huyện Cái Nước
– Chùa Quan Âm Cà Mau: tọa lạc ở số 84/14 đường Rạch Chùa, phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
– Quan Âm Cổ Tự: 167 Phạm Hồng Thắm, Phường 4, Thành phố Cà Mau
– Đình Tân Hưng Cà Mau: thuộc ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố Cà Mau 4 km về phía nam
– Chùa Khmer Monivongsa Borapham Cà Mau: Phường 1, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
– Nhà Dây Thép Cà Mau: Lý Bôn, Phường 2, Thành phố Cà Mau, Cà Mau (tạm thời đóng cửa)
YN
Để lại một phản hồi