Mục Lục
Cập nhật 2021: Khu di tích Hòn Đá Bạc là một trong những địa điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách khi đến du lịch tại Cà Mau. Nơi đây là một cụm đảo lớn nhỏ có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và in đậm nhiều dấu tích lịch sử của dân quân, dân Cà Mau.
Thông tin về khu di tích Hòn Đá Bạc Cà Mau
– Địa chỉ: tọa lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Khoảng cách từ trung tâm thành phố Cà Mau là khoảng 50km di chuyển về hướng rừng quốc gia U Minh Hạ. Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy mất khoảng 1 giờ 30 phút.
– Điện Thoại: 0290 3897 611
– Giờ Mở Cửa: từ 8h00 – 17h00
Theo thông tin mới nhất từ công an tỉnh Cà Mau thông báo, hiện tại Hòn Đá Bạc sẽ tạm ngưng phục vụ du khách từ ngày 02/11/2020 đến ngày 01/02/2021 để sửa chữa và mở rộng khu di tích.
Tổng quan về Hòn Đá Bạc Cà Mau
Ngày 22/6/2009, Hòn Đá Bạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Bộ Công an và tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo xây dựng bia kỷ niệm chiến tích của quân và dân Khánh Bình Tây anh hùng, Bảo tàng CAND, Tượng đài chiến thắng “Kế hoạch CM12” và Nhà truyền thống tại khu di tích nổi tiếng này.
Nơi đây là một cụm hòn lớn, nhỏ nằm liền kề nhau, bao gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc, tổng diện tích khoảng 6,43 ha. Hòn cao nhất chỉ cao khoảng 50 m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm.
Lịch sử di tích Hòn Đá Bạc Cà Mau
Tại đây từ ngày 09/09/1981 đến ngày 09/09/1984, công an nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công kế hoạch phản gián CM12 đấu tranh với tổ chức phản động “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Đã đón bắt 18 chuyến xâm nhập với 189 tên gián điệp biệt kích, 143 lượt tàu của địch thu 3.679 khẩu súng các loại, 90 tấn đạn, 1.200 kg thuốc nổ, 14 tấn tiền giả. Nhiều điện đài và phương tiện hoạt động gián điệp biệt kích, bắt sống Mai Văn Hạnh bóc gỡ 10 tổ chức gián điệp cài lại sau 30/04/1975 trong nội địa. Phát hiện và tổ chức đấu tranh với nhiều tổ chức phản động lưu vong đang hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi của kế hoạch phản gián CM12 là kết quả của trí tuệ, bản lĩnh chính trị, lòng dũng cảm và sáng tạo của lực lượng công an nhân dân Việt Nam. Sức mạng của sự đoàn kết nhân dân, hợp đồng tác chiến giữ lực lượng công an và QĐND Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Các hoạt động, điểm “check in” khu di tích Hòn Đá Bạc
– Tham quan Lăng Ông Nam Hải: du khách sẽ được chiêm ngưỡng bộ xương cá voi lớn mà nhân dân nơi đây trưng bày để thờ phượng. Nếu du khách đến vào ngày 23/5 âm lịch hàng năm sẽ được dự lễ hội Nghinh Ông cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và đánh bắt được mùa.
– Tham quan cảnh đẹp tại 3 cụm hòn gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá
– Tham gia hoạt động câu cá nâu, cá đối hoặc cùng ngư dân lặn biển đánh bắt hào
Giá trị văn hóa
Di tích lịch sử- thắng cảnh Hòn Đá Bạc mỗi năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Hòn Đá Bạc là nơi ghi dấu chiến công vẻ vang của các lực lượng Công an nhân dân và đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia. Tại đây có phòng trưng bày về lịch sử và chiến công của hòn đảo cùng với đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, như là một khẳng định vững trãi chủ quyền vùng biển Tây của Tổ quốc. Hòn Đá Bạc không chỉ là địa danh thiêng của người dân Kinh Hòn, đó còn là đất thiêng của truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
Đến tham quan Hòn Đá Bạc không chỉ là thăm một di tích lịch sử mà còn thăm nơi đã diễn ra trận đánh hiếm có trong lịch sử phản gián của các lực lượng an ninh Việt Nam thời hiện đại. Đây cũng là chuyến du lịch khám phá vùng đất mũi Cà Mau và cả vùng biển phía Tây của Tổ quốc.
Một số hình ảnh trong khu di tích Hòn Đá Bạc Cà Mau
Yến Nhi
Để lại một phản hồi