Lịch sử thầy giáo Phan Ngọc Hiển Cà Mau

Mục Lục

Cập nhật 2021: Thầy giáo Phan Ngọc Hiển là nhà giáo, nhà văn, nhà báo và chiến sĩ yêu nước của Việt Nam thời kỳ chống Pháp. Ông là người Thầy đáng kính của dân tộc. Sau khi ông mất, tên ông được đặt cho một huyện ở Cà Mau là huyện Ngọc Hiển, dùng đặt tên cho 1 đường chính và 2 trường cấp 2, 3 của tỉnh.

Tiểu sử thầy giáo Phan Ngọc Hiển

Tuổi thơ

Thầy Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910 tại phường Thới Bình, thành phố Cần Thơ (nay thuộc quận Ninh Kiều, Cẩn Thơ). Cha là Phan Văn Vinh, mẹ là bà Trương Thị Cự. Cả hai qua đời lúc Phan Ngọc Hiển mới 10 tuổi. Mồ côi cha mẹ từ năm 10 tuổi, ông sống với người anh là Phan Văn Thới và chị là Phan Kim Sa. Hoàn cảnh kinh tế gia đình mặc dù khó khăn, nhưng người cậu ruột của ông là ông Trương Quang Đẩu, vẫn cố gắng để Phan Ngọc Hiển tiếp tục học hành.

Lớn lên, thầy Phan Ngọc Hiển vào học ở trường Trung học Sư Phạm Sài Gòn 3 năm. Trong thời gian học ở đây, thầy đã tham gia để tang Cụ Phan Chu Trinh và bị Pháp đình chỉ học 1 năm.

Sự nghiệp và giai đoạn hoạt động cách mạng

Năm 1931, thầy tốt nghiệp trung học sư phạm và về dạy học tại Rạch Gốc – Cà Mau.

Năm 1935, thầy làm phóng viên cho tuần báo Tân Tiến tại thị xã Sa Đéc.

  Bảng Giá Thuê Xe Du Lịch Có Tài Xế Tại BÌNH DƯƠNG

Năm 1936, thầy trở lại Cà Mau để hoạt động. Đến tháng 3/1936, thầy được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Đến cuối năm 1937, thầy Phan Ngọc Hiển được Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương điều về Sài Gòn và bổ nhiệm ông vào ban biên tập báo Liên đoàn lao động thuộc Công hội đỏ Nam Kỳ.

Cuối năm 1938, Tỉnh ủy Bạc Liêu xin điều ông về chuẩn bị nhân sự thành lập cơ quan báo của đảng bộ. Tuy nhiên, sau đó Tỉnh ủy Bạc Liêu hoãn việc thành lập tờ báo này.

Tháng 6 năm 1939, thầy được phân công về Rạch Gốc – Cà Mau. Đến tháng 6/1940, thầy được phân công ra Hòn Khoai để xây dựng cơ sở Đảng.

Ngày 13 tháng 12 năm 1940, thầy Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tại Hòn Khoai và giành được thắng lợi hoàn toàn. Sau đó, đoàn quân chiến thắng đã trở về đất liền nhưng do không liên lạc được với bộ phân khởi nghĩa ở đất liền và trong thế bị bao vây, thầy cùng những các đồng đội của mình đã bị thực dân Pháp bắt vào ngày 22/12/1940.

Ngày 12 tháng 7 năm 1941, sau hơn 7 tháng bị giam cầm và tra tấn với mọi hình thức, thực dân Pháp đã đưa thầy và 9 đồng chí của thầy ra xử bắn tại sân banh Cà Mau. Trước giây phút cận kề cái chết, thầy vẫn hiên ngang nhắn nhủ với nhân dân Cà Mau rằng : “…Những người cộng sản coi cái chết rất tầm thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được ấm no. Nhất định những người kế tục chúng tôi sẽ tiêu diệt được thực dân Pháp! Nhất định Việt Nam sẽ được độc lập…”.

  Thuê Xe Du Lịch Có Tài Xế Tại Bình Tân VĨNH LONG

Câu chuyện bên lề: Thầy giáo Phan Ngọc Hiển còn được khen ngợi khi vượt qua sự cám dỗ của chức quyền và tiền bạc thời Pháp. Thời điểm đó, Pháp yêu cầu thầy dạy học sinh bảo là nguồn gốc người Việt là gốc giống người Goloa, nhưng thầy đã từ chối, làm cho bọn thực dân Pháp rất là căm ghét thầy.

Với những đóng góp to lớn của thầy Phan Ngọc Hiển cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta nói chung và Cà Mau nói riêng, năm 2008, thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân.

Một số hình ảnh

Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tượng đài Phan Ngọc Hiển

Yến Nhi

 

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*